Hồng Vân phản ứng trước cảnh chồng ‘dây dưa’ với người cũ ngay đêm tân hôn
Nhìn chung, khoang lái của Honda City phiên bản RS tiếp tục gây thiện cảm hơn ở thiết kế so với Toyota Vios phiên bản GR-S.
Nguyên Hà 'làm mới' âm nhạc bằng màu sắc Ghibli
Mới đây, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) thông tin kết quả xác minh clip về những người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông gây xôn xao mạng xã hội. Cụ thể, vụ việc "người đàn ông trùm kín mít bấm đèn đỏ khiến xe dừng không kịp" được 1 tài khoản đăng trên Facebook thể hiện nội dung: vào khoảng 9 giờ 50 ngày 25.6.2024, tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa ghi lại cảnh một người đàn ông mặc đồ thường phục đứng ở trụ đèn tín hiệu giao thông bấm nút tác động để thay đổi màu đèn tín hiệu ở ngã tư, phía trước có phương tiện đặc chủng của lực lượng CSGT. Người quay video clip này còn nhận định sắp tới mức phạt vượt đèn đỏ tăng lên 330% và đưa ra dự đoán mô hình đồng chí mặc thường phục đứng bấm thay đổi đèn giao thông sẽ được nhân rộng.Theo xác minh của CSGT, người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông là anh H.V.T - trật tự viên Thanh niên xung phong (TNXP), Công ty Dịch vụ công ích TNXP.Từ 6 giờ - 10 giờ ngày 25.6.2024, chị V.T.M.M - Trật tự viên TNXP được phân công điều hòa giao thông tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa. Đến khoảng 9 giờ 45, do không ăn sáng, chị M. bị tụt đường huyết, chóng mặt, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.Vào thời điểm này, anh H.V.T (cùng nơi công tác với chị M.) đi ngang chốt, nên chị M. nhờ anh T. vào hỗ trợ giúp điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông trong thời gian chị ngồi nghỉ ngơi gần đó để phục hồi sức khỏe."Toàn bộ video clip, kèm theo bài viết, âm thanh trong video clip là suy diễn một chiều, mang hàm ý xuyên tạc, vu khống, nhằm mục đích là để kích thích người xem tăng tương tác trong bối cảnh áp dụng Nghị định số 168/2024 về tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm, trong đó có hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Tài khoản đăng tải có dấu hiệu cố tình tạo hiệu ứng tiêu cực đối với người xem, làm mất an ninh trật tự trên không gian mạng", Phòng PC08 nhận định.Vụ việc gần đây nhất là ngày 17.1.2025, mạng xã hội lan truyền đoạn video clip người đàn ông mặc đồng phục của một hãng xe ôm công nghệ đứng điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp (P.Phước Long A, TP.Thủ Đức). Người này thậm chí còn chỉ tay ra hiệu cho các phương tiện lưu thông trên đường.CSGT xác minh, người đàn ông trong đoạn video clip nói trên là ông N.V.T (50 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), là tài xế công nghệ. Ông T. thường đỗ xe gần giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp để chờ khách.Ông T. thừa nhận hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông vào khoảng từ 12 - 13 giờ ngày 8.1.2025 tại giao lộ này. Do thường xuyên đứng gần quan sát lực lượng chức năng làm nhiệm vụ nên ông biết được cách chỉnh đèn tại chốt. Do đó, khi không có lực lượng CSGT và TNXP, thì ông T. đã tự ý mở tủ để chỉnh đèn tín hiệu giao thông với mục đích để đường thông thoáng, giảm ùn tắc giao thông và tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu của người khác hay vì lợi ích cá nhân.Khi phát hiện đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội, Đội CSGT Rạch Chiếc đã phối hợp Công an TP.Thủ Đức mời ông T. đến trụ sở Đội CSGT Rạch Chiếc làm việc. Tại đây, sau khi được CSGT phân tích, đánh giá hành vi, ông T. đã nhận thức được hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông là không đúng, cam kết không tái phạm. Đội CSGT Rạch Chiếc đã lập biên bản vi phạm hành chính ông T. với lỗi vi phạm "Tự ý làm sai lệch đèn tín hiệu giao thông" được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 15 của Nghị định 100/2019. Đối với hành vi này, ông T. sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.Hiện nay, Phòng CSGT đã phối hợp Sở Giao thông vận tải khóa toàn bộ tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông. Phòng CSGT khuyến cáo người dân, chỉ có lực lượng CSGT mới có thẩm quyền sử dụng, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông. Hành vi tự ý chỉnh đèn giao thông, gây mất trật tự, an toàn giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi người dân có thông tin, hình ảnh về vụ việc vi phạm, tai nạn, ùn ứ giao thông hoặc cần phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tình hình tội phạm trên các tuyến giao thông trên địa bàn TP.HCM, có thể liên hệ qua: trực ban Phòng CSGT: 0693 187.521 hoặc hotline 0326 08.08.08.
Giải đấu lớn nhất thế giới của Dota 2 sẽ quay trở lại trong năm nay
“Công ty mình làm có 2 ca làm việc ngày và đêm. Mức lương của 2 ca như nhau, ai thích làm giờ nào thì cứ đăng ký. Công việc mình làm là xếp hàng lên kệ và phân loại sản phẩm từ nhà sản xuất. Sáng sớm tan ca thì về nhà ngủ cho đủ giấc, để chiều đi làm thêm công việc khác nữa”, Quốc Bảo nói.
Về đêm, chúng tôi ghé chợ đêm Ba Tri để vui chơi, ăn uống. Tại đây, ngoài vô số những món ăn vặt như: cá viên chiên, trà sữa, bánh tráng nướng… các bạn trẻ còn được đón gió bên ao nước "khổng lồ".
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 'Bùn - máu và hoa'
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Giải đấu 2024 của Battle Teams 2: Con đường trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp
Nghi phạm cướp tiệm vàng ở Bình Dương bị bắt ở Campuchia
Dương Quốc Hưng chia sẻ Tết Nguyên đán với anh là dịp đặc biệt, giúp mỗi người cảm nhận rõ tình yêu thương, sự kết nối với gia đình. Nam ca sĩ tâm tình: “Tết là khi ta được trở về nhà, về nguồn cội. Ở đó, tôi có thể tạm gác tất cả bộn bề, tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc trọn vẹn bên những người mình nhớ thương”.Dù mang niềm hạnh phúc đoàn viên, Dương Quốc Hưng bày tỏ sự ngại ngần khi phải nghe không ít lời hỏi thăm, mai mối. Anh kể sau những câu hỏi "có người yêu chưa", "bao giờ lấy vợ", bản thân thường được gợi ý giới thiệu cho người này, người khác. “Đôi khi họ chỉ nói vui để đưa đẩy câu chuyện, tuy vậy điều này cũng đủ khiến Hưng bối rối một lúc mới có thể trả lời”, nam ca sĩ trải lòng.Chủ nhân ca khúc Tết về tâm sự anh thấy không mấy thoải mái khi chủ đề mang tính riêng tư được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong dịp tết. “Có những lúc ai cũng tập trung vào câu chuyện này, khiến đôi khi tôi muốn “bỏ trốn”. Tôi vẫn mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ, tuy nhiên chữ “tình” phải có chữ “duyên” thì mới thành. Tại thời điểm này, tôi muốn tập trung vào việc phát triển sự nghiệp”. Theo Dương Quốc Hưng, sự phát triển của xã hội đã khiến quan niệm về gia đình cũng có sự thay đổi. Trước nhận định đích đến của cuộc sống không phải ở việc kết hôn, sinh con, nam ca sĩ chia sẻ: “Hạnh phúc của người này không có nghĩa là hạnh phúc của người khác. Tôi cho rằng đích đến chúng ta cần đạt được là sống một cuộc đời có ích, có ý nghĩa. Nơi đâu có yêu thương, ở đó chính là gia đình”.Dịp tết Ất Tỵ, Dương Quốc Hưng dành thời gian ở nhà nấu ăn, chúc tết họ hàng để tạo nên sự gắn kết. Năm nay, cơ ngơi của nam ca sĩ được trang trí theo phong cách hoài niệm nên cả nhà tranh thủ cùng mặc áo dài chụp ảnh. “Bố tôi chưa bao giờ chịu mặc áo dài nhưng năm nay Hưng đã thuyết phục được ông làm điều này”, anh trải lòng. Nhân dịp Tết Nguyên đán, Dương Quốc Hưng vừa cho ra mắt single album mang tên Tết về. Bên cạnh những ca khúc quen thuộc như Nước ngoài, Đi để trở về, Điều quý giá nhất… nam ca sĩ còn lồng ghép những bài hát do mình sáng tác. Trong tương lai, anh ấp ủ thực hiện nhiều sản phẩm mới dành tặng khán giả.
Lập di chúc cần lưu ý gì?
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
bóng chuyền châu á 2023
Sáng 30.12, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết sau thời gian cấm ô tô để sửa chữa giai đoạn 1, cầu Câu Lâu mới chính thức thông xe vào lúc 8 giờ sáng nay.Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới tại Km953+340 trên QL1 qua Quảng Nam được xây dựng, đưa vào khai thác từ năm 2005, nằm trên tuyến tránh Vĩnh Điện. Đến nay, cầu xuất hiện một số hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu nhịp.Do đó, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam triển khai sửa chữa đột xuất đảm bảo an toàn giao thông cầu. Hiện tại cầu Câu Lâu (cũ) nằm song song cầu Câu Lâu mới cũng đang thi công sửa chữa và cấm ô tô lưu thông qua cầu. Phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới đợt 1 từ 12 giờ ngày 23.12 đến 31.12.Đến nay, việc thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt. Như vậy, thời gian sửa cầu đợt 1 đã hoàn thành sớm hơn dự kiến. Vì vậy, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.Cũng theo ông Duy, đơn vị cũng đề nghị đơn vị thi công phối hợp các đơn vị liên quan tháo dỡ hoặc che khuất nội dung hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã lắp đặt (phục vụ tổ chức phân luồng giao thông) để các phương tiện lưu thông bình thường."Dự kiến sau ngày 15.1 tháng giêng âm lịch, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục cấm xe ô tô để tiến hành sửa chữa cầu Câu Lâu mới giai đoạn 2 để đảm bảo an toàn", ông Duy nói.Như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới. Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Đợt 2 cấm xe lưu thông để sửa chữa bắt đầu từ 12 giờ ngày 13.2.2025 (tức 16 tháng giêng âm lịch), kéo dài đến 16 giờ ngày 5.4.2025.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư